Các bản chú giải Võ_kinh_thất_thư

Sau khi Võ kinh thất thư ban hành, đã thu hút được sự chú ý của đông đảo dân chúng, bởi vậy, các nhà bình chú cũng đua nhau xuất hiện, trước sau đã xuất hiện đến vài chục bản chú thích. Bản dịch sớm nhất còn lưu truyền đến ngày nay là Võ kinh thất thư giảng nghĩa của Thi Tử Mỹ đời nhà Tống, mang ý nghĩa khởi đầu cho các nhà chú giải đời sau. Bản Võ kinh thất thư trực giải của Lưu Dần đời nhà Minh do chú sớ tường tận, dẫn chứng xác đáng, nên được người đời sau xem trọng nhất. Ngoài ra còn có Võ kinh khai tông của Hoàng Hiến Thần, Võ kinh thất thư lối giải của Chu Đường đời nhà Thanh, Võ kinh thất thư toàn giải của Đinh Hồng Chương cũng thuộc đời nhà Thanh. Những cuốn sách chú giải này đã có tác dụng tích cực trong việc nghiên cứu và học tập Võ kinh thất thư [3]

Võ kinh thất thư giảng nghĩa của Thi Tử Mỹ đời Tống đã coi 7 tác phẩm binh thư là một chỉnh thể để tiến hành chú thích một cách thống nhất. Các bản chú thích xuất hiện sau đó đều học tập theo mô thức này. Bản chú giải của Thi Tử Mỹ vừa có kiến giải riêng của tác giả, lại viện dẫn rất nhiều sử, truyện làm luận chứng, nội dung phong phú, rất giàu sức thuyết phục. Trong những tác phẩm chú giải xuất hiện sau, nổi bật nhất là Võ kinh thất thư trực giải của Lưu Dần. Bản chú giải này dễ hiểu, ngôn từ giản dị nhưng ý tứ sâu sắc, kết hợp giữa chú thích từ ngữ và giải thích nghĩa lý, đôi chỗ dùng thực tế lịch sử làm dẫn chứng tham khảo, đây chính là bản chú giải xuất sắc nhất. Phong trào chú giải Võ kinh thất thư rất thịnh hành trong giới học giả, du sĩ đời Minh, Thanh, nhưng rất ít sáng kiến, đều không vượt qua được Võ kinh thất thư trực giải.[4]

Liên quan